Tên Hán Việt Thảo_luận_Thành_viên:Thuvan1980

Theo Wikipedia:Tên bài về tên bài:

Tên bài viết theo thường lệ được đặt theo tên tiếng Việt phổ biến (hoặc tên vay mượn phổ biến) của chủ đề bài viết. Ví dụ:

  • Bill Clinton (không "William Jefferson Clinton")
  • Bút Tre (không "Đặng Văn Đăng")
  • Hulk Hogan (không "Terry Gene Bollea")
  • Giải Oscar (không "Giải thưởng Viện Hàn lâm")

Xem Bài kiểm tra trên máy tìm kiếm để tìm những lời khuyên cụ thể về tên bài viết. Wikipedia không tiên đoán tương lai. Chúng ta không rõ tên gọi nào sẽ được sử dụng, do vậy những gì đã, đang và sẽ được sử dụng phải quen thuộc với độc giả.

Trường hợp này bạn chỉ phiên âm, tuy nhiên một số tên phiên âm ở các bài, bạn không có kèm theo nguồn hàn lâm chứng minh tên như vậy, dịch ngang từ Hán ra tiếng Việt đúng là không cần thiết và không nguồn. Tôi chỉ cần đặt nhãn {{mâu thuẫn}} vì không nguồn hàn lâm chứng minh là có thể loại tên đó ra khỏi bài. Bạn bị cấm là do thêm các thông tin không nguồn hàng loạt vào các bài ở Wikipedia không nguồn, đây là kiểu gây hại.

Thứ 2 là, việc phiên âm theo tôi đúng là không cấm, vì ở các bài về Trung Quốc vẫn dùng phiên âm. Tuy nhiên tên Tây như Mozart là phiên âm Hán Việt là thiếu hợp lý vì độc giả không quen và ít biết cái tên này. Viết Wikipedia là phục vụ nhu cầu giáo dục trí thức phổ biến mang tính phổ cập. Trong trường hợp này, bạn nên dừng sửa đổi tìm đồng thuận rộng rãi trước (tuy nhiên tôi chưa thấy bạn làm điều đó) vì có quá nhiều người phản đối theo cách phiên âm này ở các bài Tây. Cách khôn ngoan là dừng, không chống lại số đông, tìm đồng thuận qua thảo luận. Có lẽ bạn tiếp tục sửa đổi cho nên đây là lý do cấm vì chưa đồng thuận. Bạn cho rằng không vi phạm quy định thì sẽ không bị cấm là chưa hẳn chính xác. Vì chưa có quy định, nếu bạn bị số đông chống thì phải tìm đồng thuận. Đích xác, bạn bị cấm là do chưa tìm đồng thuận trước khi tiếp tục sửa đổi theo ý bạn. Nếu không đồng thuận thì đây là việc làm nguy hiểm, cá nhân tự do làm thì bóp méo sự đồng thuận của cộng đồng, từ đó đổ bể mô hình tìm đồng thuận.

Lưu ý: tôi đứng ở phía trung lập, và không tham gia tranh chấp từ trước. A l p h a m a  Talk 05:21, ngày 21 tháng 3 năm 2016 (UTC)